- Ảnh
- Tài liệu
- Câu hỏi
- Âm thanh
- Video ghi hình
- Video hoạt hình
- Bài giảng tương tác
- Tích hợp các thành phần
CẤP ĐỘ 1:
Đây là cấp độ đơn giản nhất trong tương tác Giáo dục trực tuyến (eLearning). Ở cấp độ này chủ yếu tương tác ở mức cơ bản bao gồm các chức năng tiến, lùi, dừng, tua nhanh, Một số bài giảng ở mức này có thể không có âm thanh, video mà đơn thuần là các hình ảnh, slide, hướng dẫn.
Các bài trắc nghiệm đúng sai hoặc dạng đa lựa chọn có thể được đưa vào trong bài giảng ở cấp độ này.
Level 1 example.
CẤP ĐỘ 2:
Bao gồm tất cả các chức năng ở cấp độ 1, bên cạnh đó mức độ tương tác được nâng cao hơn. Cấp độ này để xây dựng yêu cầu cần thiết kế cấu trúc, kịch bản tương tác. Do đó để xây dựng bài giảng cấp độ 2 yêu cầu độ phức tạp và chi phí cao hơn.
Các tương tác ở cấp độ 2 bao gồm kéo thả, sắp xếp mục, chỉ điểm trong khung hình ...
Level 2 example.
CẤP ĐỘ 3:
Bao gồm tất cả các chức năng ở cấp độ 2, và tăng khả năng tương tác sâu. Yêu cầu thiết kế hành vi phức tạp. Ở mức độ này các tương tác đa chiều ở mức cá nhân hóa hơn đơn thuần chỉ là các mẫu kịch bản tương tác tiêu chuẩn. Hình ảnh đồ họa được thiết kế sắc nét cùng với các kịch bản âm thanh thu hút người học.
Level 3 example
Các bài giảng trong cấp độ này có thể tương tác chéo giữa các chủ đề và bài giảng khác nhau, giúp người học trải nghiệm kiến thức một cách tốt nhất.
CẤP ĐỘ 4:
Cấp độ 4 mang lại những tương tác phức hợp, yêu cầu các hình ảnh dựa trên không gian 3D.
Bài giảng được xây dựng để người học giữ động lực học tập một cách tốt nhất.
- Realtime Learning
- Sử dụng phương pháp luận Game trong giáo dục
- Tương tác 3D.
CẤP ĐỘ 5:
Dạng học tập dựa trên dạng mô phỏng thực tại ảo, các hê thống bài giảng tích hợp trí tuệ nhân tạo và các hệ thống máy học để có thể trao đổi cùng người học và tùy biến ngữ cảnh người học một cách tối ưu nhất.
Nguyễn Trí Hiển
www.nguyentrihien.com
2015