Hà Tĩnh - cội nguồn người Việt? Phát hiện 3 bộ xương người Việt cổ niên đại 5.000 năm tại Thạch Hà, Hà Tĩnh.

Ba bộ xương người Việt cổ nằm sát nhau trong ô đất ở núi Rú Điệp (Hà Tĩnh) rộng 6 m2, dưới lớp trầm tích độ sâu 1,8m. Hộp sọ, răng, xương sườn, xương tay, chân còn khá nguyên vẹn.



Ngày 21/4, ông Nguyễn Trí Sơn, Giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh cho biết, đơn vị đang phối hợp với Đại học Quốc gia Australia và Đại học Quốc gia Hà Nội tiến hành khai quật 3 bộ xương người Việt cổ ở núi Rú Điệp, xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).

Theo ông Sơn, 3 bộ xương nằm sát nhau dưới lớp trầm tích ở độ sâu 1,8m, trong ô đất rộng 6 m2, đầu hướng về phía tây. Các hộp sọ, răng, xương sườn, xương tay, chân đang còn khá nguyên vẹn.

Hiện các chuyên gia khảo cổ đang mở rộng hố khai quật này để tiếp tục bóc các lớp trầm tích xung quanh 3 bộ xương người này. Đoàn cũng tiến hành lập rào chắn và báo với chính quyền địa phương để bảo vệ khu vực khai quật.


Hà Tĩnh, 3 bộ xương người Việt cổ. Một trong 3 bộ xương được phát hiện, có niên đại chừng 5.000 năm.

“Bước đầu xác định được niên đại của ba bộ xương này thuộc thời kỳ đồ đá mới, cách đây khoảng 5.000 năm”, ông Sơn nói.





Ông Sơn cho biết thêm, công tác khai quật di chỉ khảo cổ học Rú Điệp được Bộ VHTT-DL phê duyệt thực hiện từ ngày 20/3 tới ngày 20/5 với sự giúp đỡ của các chuyên gia trong và ngoài nước.

Vị Giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh cho hay, núi Rú Điệp thường gọi là gò Rú Điệp, là nơi không có dân cư sinh sống. Việc phát hiện ba bộ xương này là minh chứng cho việc có sự tồn tại của người Việt cổ ở Hà Tĩnh. Trước đó, Bảo tàng Hà Tĩnh từng phát hiện và đang lưu giữ một bộ xương người Việt cổ ở xã Thạch Lạc, huyện Thạch Hà.



Với lịch sử dân tộc, phát hiện này có thể lý giải thêm cho giả thuyết, nguồn gốc người Việt bắt nguồn từ vùng miền Trung: Nghệ Tĩnh (Hà Tĩnh, Nghệ An)?.

Một số nghiên cứu nêu ra cội nguồn người Việt ở về phía Nam vùng núi Khu 4 cũ, từ Vinh (Nghệ An) đến Hà Tĩnh, đã tiến ra vùng Việt Trì (Phú Thọ) để tạo nên văn hóa Đông Sơn rồi sau đó trở lại nâng cao và sáp nhập vùng Khu 4.

Tìm hiểu sâu hơn về vùng Khu 4 cũ, đều nhận thấy một điều đặc biệt, đó là: cho đến hiện nay, vùng khu Bốn cũ mà trung tâm là Nghệ Tĩnh vẫn còn bảo tồn được nhiều nhất ngôn ngữ, phong tục tập quán, lối sống của người Việt cổ. Xin trích một đoạn trong cuốn Chấn hưng các vùng và tiểu vùng văn hóa ở nước ta hiện nay (Huỳnh Khái Vinh chủ biên – NXB Chính trị quốc gia – 1995): “Xét về không gian văn hóa, vùng đất này là nơi gạn lọc và truyền giữ cho mai sau những gì là tinh hoa độc đáo, những gì là bản sắc dân tộc… Vùng Hà Tĩnh vì thế còn giữ được một cách độc đáo nhất vốn từ vựng, lời ăn tiếng nói của cư dân Việt cổ

Một số từ vựng!

STT
Từ Mường
Từ Khu 4 cũ
Từ phổ thông
Dùng trong
1
đâm
đâm
giã
giã gạo
2
chị, cô
chị gái, cô
3
ca
ga
con gà
4
nấc
nấc
nước
Nước uống
5
eng
enh
anh
anh em
6
lọ
lúa
thóc lúa
7
mạng
mọng
miệng
mồm miệng
8
po
bo
bố
bố mẹ
9
nhói
nhói
chơi
chơi bời
10
cơn
cơn
cây
Cây cối

www.nguyentrihien.com
Sưu tầm: Theo VietNamNet

  • http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/233536/ha-tinh--phat-hien-3-bo-xuong-nguoi-viet-co-nien-dai-5-000-nam.html
  • http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_Vi%E1%BB%87t_Nam
  • http://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/giai-ma-gene-nguoi-viet-co-c46a490327.html
  • http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=588&Itemid=33
  • http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/sach-khang-dinh-nguoi-viet-sang-tao-ra-kinh-dich-3094123.html
  • http://reds.vn/index.php/lich-su/vinh-quang-dai-viet/4144-mot-gia-thuyet-ve-lich-su-viet-nam-thoi-co-dai
Designed by OddThemes | Distributed by Gooyaabi Templates