Sau một thời gian các dự án Giáo dục trực tuyến C2C ra đời, các đơn vị cung cấp nội dung nhận ra rằng, thời điểm này chưa phải là vấn đề phù hợp để kinh doanh giáo dục trực tuyến dành cho cộng đồng. Điều quan trọng không nằm ở công nghệ, nội dung mà nằm phần lớn ở văn hóa tiêu dùng và người dùng.
Việt Nam là một trong những nước thích dùng đồ "chùa" hàng đầu thế giới và chưa có thói quen trả tiền cho những sản phẩm trí tuệ nên trước khi sử dụng cái gì đó họ phải tìm hàng miễn phí trước. Luật bản quyền Việt nam cũng chưa rõ ràng và chưa bảo vệ được nhà cung cấp nội dung nên đây là vấn đề khó khăn lớn khi muốn xây dựng nội dung trực tuyến.
Hơn nữa, người học Việt nam thường có thói quen nước đến chân mới nhảy, học vì bắt buộc chứ không phải xuất phát từ nhu cầu bổ sung thêm kiến thức.
Thêm các lý do khác nữa làm cho thị trường Giáo dục trực tuyến ở Việt nam trở nên khó khăn hơn.
Để khai phá cho thị trường Giáo dục trực tuyến đầy tiềm năng, các nhà cung cấp giải pháp nhận thấy rằng thị trường B2B đảm bảo tính an toàn hơn trong vấn đề kinh doanh. Thực tế, các công ty tập đoàn lớn họ phải bỏ ra chi phí đáng kế cho công việc đào tạo nội bộ vốn chưa hiệu quả của mình. Sử dụng phương pháp đào tạo nội bộ gây lãng phí về thời gian, công sức vận chuyển, tài chính và điều quan trọng hơn là người tham gia đào tạo có nhận được các kiến thức cần bổ sung và được đánh giá một cách khách quan không?
Giáo dục trực tuyến ra đời tạo ra cơ hội học mọi lúc, mọi nơi không phụ thuộc vào thời gian cũng như địa điểm người học, điều này giải quyết triệt để vấn đề về di chuyển và các tìa chính liên quan.
Hơn nữa qua học trực tuyến người học có thể học đi học lại tới khi hiểu và được trao đổi với cộng đồng học tập đông đảo.
Đối với người quản lý dễ dàng xem xét sự tiến bộ của người học cũng như đánh giá khách quan người học thông qua các bài tập trắc nghiệm trong chương trình.
Từ những lợi ích rõ ràng về kiến thức cũng như tài chính, hiện nay rất nhiều các tập đoàn, đơn vị thiết lập các hệ thống giáo dục trực tuyến cho mình. Cụ thể có thể liệt kê ra như: VNPT, Viettel, một số ngân hàng, các đơn vị y tế ...v.v.
Phân khúc B2B này hứa hẹn mang lại các giá trị thực trong thị trường giáo dục trực tuyến vốn đang ảm đạm.
ngày 17/10/2012
nguyentrihien@gmail.com
Home thương mại điện tử Sôi động với mô hình kinh doanh Giáo dục trực tuyến B2B
Sôi động với mô hình kinh doanh Giáo dục trực tuyến B2B
By Nguyễn Trí Hiển At 10/17/2012 03:37:00 PM 0