(theo saigonnews)
Cách mạng giáo dục mới bằng máy tính bảng
Các trường tiểu học ở châu Phi đang thí điểm sử dụng sách điện tử Kindle cho các em học sinh tiểu học, nhằm mục tiêu xoá mù công nghệ và giúp các em học sinh có nhiều sách hơn.
>>Bộ Ngoại giao Mỹ sử dụng Kindle Touch thay vì iPad
>>Vì sao Kindle Fire thụt lùi?
Đó là bài học từ vựng của học sinh lớp 6 tại trường Humble Primary School ở Mukono, Uganda. Một từ mới mà các em học sinh ở đây đã học rất thuộc trong năm nay là: “kindle”.
Thầy giáo Bernard Opio đã hướng dẫn các em lấy thiết bị đọc sách điện tử Kindle của Amazon ra. Chỉ trong vòng mấy giây, hầu hết các em đều đã mở phần từ điển Oxford ra trên màn hình. “Các em chỉ mất vài ngày để học cách dùng Kindle”, thầy giáo Opio nói.
Trường Humble có rất nhiều học sinh là những em thuộc diện đói nghèo, thậm chí đang bị nhiễm HIV. Song Humble là trường đi tiên phong trong chương trình xoá mù công nghệ tại các nước đang phát triển. “Thay vì chỉ có 1.000 cuốn sách, các em sẽ có gấp 10, gấp 100 lần số sách đó”, David Risher, đồng sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Worldreader ở San Francisco nói. Tổ chức này đang thử nghiệm dự án tại Uganda và 2 nước khác ở châu Phi.
Viễn cảnh “1 Kindle 1 học sinh” dành cho các nước đang phát triển gặp phải nhiều thách thức, trong đó có giá của e-reader, và nỗi băn khoăn học sinh có thực sự học tốt hơn bằng những thiết bị điện tử này hay không. Châu Phi đang lâm vào tình trạng các chương trình, dự án công nghệ thất bại, vì học sinh không quen dùng các thiết bị, hoặc thiết bị được phát cho những đối tượng không phù hợp, hay đơn giản là không có đủ điện để các thiết bị hoạt động.
Một dự án chính là “One Laptop Per Child” bắt đầu từ năm 2005, với mục tiêu mang đến những laptop kết nối Internet để giáo dục các em tại các nước đang phát triển. Dự án này đã chi 30 triệu USD để sản xuất những laptop có thời lượng pin dài. Đã có hơn 2 triệu laptop bán ra, với giá 185 USD/chiếc, nhưng loại laptop này đang bị các nhà sản xuất máy tính thương mại cạnh tranh, cũng như bị chỉ trích vì người dân ở thế giới thứ ba cần đến những nhu cầu cơ bản, cần thiết khác hơn là laptop.
Tuy vậy, những kết quả ban đầu tại Worldreader có vẻ hứa hẹn. Ông Risher, 46 tuổi, một cựu lãnh đạo của Amazon đã gây quỹ được 1,5 triệu USD từ các tổ chức, cá nhân như CEO Jeff Bezos, các nhà xuất bản và chính Amazon cho chương trình kéo dài 2 năm này. Họ đã phân phối được 1.100 máy Kindle và 180.000 cuốn e-book cho học sinh và giáo viên ở Ghana, Kenya và Uganda.
E-reader có một số lợi thế so với laptop tại những nơi vùng sâu vùng xa. Kindle nhẹ và thô ráp, có thể hoạt động nhiều tuần liên với chỉ một lần sạc pin. Với kết nối Internet tích hợp sẵn, chúng như những máy điện thoại di động lớn – một thiết bị công nghệ đã chứng tỏ thành công tại châu Phi.
Song Kindle vẫn khá đắt. Một số trường học thí điểm phải khoá chúng lại vào ban đêm để phòng mất cắp. So với sách giấy truyền thống, e-reader giúp phân phối các tác phẩm của các tác giả châu Phi dễ dàng hơn (đây là những tác phẩm khó tìm thấy bản in). Trước đây, thư viện của trường Humble hầu hết chỉ có sách đến từ Mỹ. Một cuốn e-book đến được với các em học sinh mất khoảng 5 USD/tựa sách.
Dự án của Worldreader được Cơ quan phát triển quốc tế của Mỹ tài trợ, thực hiện ở 6 trường học tại Ghana, bắt đầu từ năm 2010. Các nhà tổ chức nhận thấy các học sinh tiểu học có Kindle đã tăng mức điểm đọc cao hơn khoảng từ 13-16%. Ngoài ra, đối với những trẻ say mê đọc sách, dự án này còn mang lại lợi ích khác rất khó thống kế, đó là mang tới một thư viện vô giá cho các em.
“Em có thể tiếp cận mọi cuốn sách mà em muốn đọc rất nhanh”, Eperence Uwera, một học sinh 13 tuổi ở Humble School, nói. “Em thích mang Kindle về nhà trong suốt các kỳ nghỉ lễ”.
=======
Máy tính bảng dành cho Giáo dục là một cách đi tốt cho thị trường Giáo dục nói chung và thị trường giáo dục trực tuyến nói riêng. Hình thức này sẽ sớm xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian sắp tới.
nguyentrihien@gmail.com