Tổng kết eLearning 2015 và bức tranh giáo dục trực tuyến 2016

TỔNG KẾT 2015

Thị trường eLearning 2015 đã ấm hơn với hàng loạt dự án được đưa vào thị trường. Đúng như DỰ BÁO từ cuối năm 2014, thị trường này đã đón nhận thêm khoảng 45 dự án giáo dục số.
Giáo dục trực tuyến 2015 đa sắc màu hơn, đánh dấu trở thành một cột mốc bản lề trong lịch sử phát triển eLearning tại Việt Nam. Một lần nữa, Việt Nam khẳng định giáo dục trực tuyện là thị trường đầy tiềm năng với tốc độ tăng trưởng trên 40%, đang hướng tới là thị trường giáo dục số tỷ USD màu mỡ.



Cụ thể hơn: 
  • Số lượng các hội thảo về giáo dục trực tuyến, công nghệ giáo dục được tổ chức. Đặc biệt có nhiều hội thảo, chương trình quốc tế được chia sẻ tại Việt Nam.
  • Một số doanh nghiệp quốc tế đang âm thầm đầu tư, xây dựng các hệ thống giáo dục trực tuyến tại Việt Nam (đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Úc, Canada, Mỹ,...).
  • Nhà nước quan tâm đặc biệt hơn đến giáo dục trực tuyến, tập trung vào các nội dung như: chuẩn đầu ra trong giáo dục; giáo dục mầm non; công nghệ hỗ trợ xây dựng nội dung số.
  • Cácnhà xuất bản bước vào thị trường xây dựng nội dung số giáo dục một cách mạnh mẽ.
  • Nhiều mảng nội dung mới được xây dựng làm cho thị trường eLearning ngày càng trở nên phong phú.
  • Nhiều trường Đại học, cơ sở đào tạo xây dựng các phòng quay, dự án eLearning cho riêng mình.
  • Hình thức cấp bằng Đại học trực tuyến ngày càng phát triển thể hiện bằng sự ra mắt của FUNIX (https://www.funix.edu.vn/), cũng như sự phát triển mạnh mẽ trong mảng cấp bằng đại học trực tuyến của Topica Edu, Đại học kinh doanh và công nghệ,.. 
  • Kênh truyền hình Giáo dục quốc gia VTV7 thử nghiệm từ 20/11/2015 và phát sóng chính thức từ 01/01/2016.

Trong năm nay cũng nhìn thấy sự rõ nét của các App giáo dục lên ngôi, nhiều App trong tiếng Anh, kỹ năng mềm ... được phát triển mạnh.
Sự phát triển của giáo dục trực tuyến cũng thể hiện phần nào ở cuộc thi Nhân tài Đất Việt 2015,
Cuộc thi nhân tài đất Việt, trong 19 sản phẩm vào chung kết thì có tới 6 sản phẩm thuộc về lĩnh vực Giáo dục trực tuyến, giáo dục số (chiếm tới 31,5%).

Những "ông lớn" trong lĩnh vực eLearning vẫn giữ nguyên vị trí, song Topica đã bứt phá một cách mạnh mẽ và rõ nét hơn trong khi đó ViettelStudy và eGame vẫn chưa nhìn thấy những chuyển biến tích cực.

Xét về doanh thu hiện nay, thị trường B2B tốt hơn thị trường B2C, song trong thời gian sắp tới thị trường B2C sẽ phát triển mạnh mẽ.
  • Trong thị trường B2B có các tên tuổi kinh doanh tốt như AI; SmartCom (blended learning); ...
  • Trong lĩnh vực B2C có thể kể đến các tên như TiengAnh123; Moon; Tuyensinh247 ...
  • Mảng B2B2C có Zuni nhưng chưa thực sự khởi sắc ...

Với thị trường Mass thì các mảng nội dung đang được quan tâm đó là: Tiếng Anh | Trẻ em | Kỹ năng | Luyện thi (không phải là bài giảng).


BỨC TRANH 2016
2016 sẽ tiếp bước đà tăng trưởng của thị trường eLearning tại Việt Nam.
Trong giai đoạn này, chất lượng nội dung sẽ được đầu tư và phát triển hơn. Người dùng sẽ chứng nhiều nhiều dự án giáo dục số hấp dẫn và thực sự nhận được hiệu quả tốt từ lợi ích của eLearning mang lại. Song 2016 vẫn là năm bàn đạp cho những ngôi sao sáng thị trường eLearning bừng tỏa trong 2017, 2018. Những ngôi sao sáng dự án giáo dục trực tuyến cũng như những ngôi sao giảng dạy trong lĩnh vực giáo dục số.
Năm 2016 ngoài bùng nổ trong nội dung giáo dục trực tuyến thì các Trường đại học cũng tham gia thị trường Giáo dục số một cách mạnh mẽ hơn, các lớp học thông minh được xây dựng, mô hình lớp học đảo ngược Flipped Learning sẽ được quan tâm nhiều hơn.
Trong 2016 sẽ có từ 3 đến 5 dự án khủng về eLearning (giáo dục trực tuyến) được tung ra thị trường.


Vậy phải làm gì trong 2016 và sẵn sàng cho sự bùng nổ?
Mặc dù hàng trăm dự án eLearning đã ra đời nhưng xét về khía cạnh tài chính thì con số các doanh nghiệp thành công trong thị trường này đang còn khá khiêm tốn.
Vậy tại sao những doanh nghiệp Giáo dục số chưa gặt hái được thành công? Các đơn vị Đào tạo chưa triển khai hiệu quả?.
Những lý do phổ biến như sau:
  • Chọn sai phân khúc khách hàng, tính toán sai thế mạnh của mình. Lựa chọn phân khúc khách hàng có thể là quá ít, hoặc nhiều nhưng lại quá nhiều đối thủ cạnh tranh hơn mình. Ngoài ra không dựa trên lợi thế đối đa của đơn vị làm cho việc quản lý dự án eLearning trở nên khó khăn.
  • Xây dựng hệ thống LMS chưa thân thiện (phần lớn các hệ thống LMS Việt Nam gặp phải vấn đề này), chưa hỗ trợ đc học viên mới đơn thuần quản lý Video bài giảng một cách cứng nhắc. Chưa thúc đẩy tối người dùng để người dùng học tập, đạt hiệu quả. Nhiều dự án muốn đưa nhiều chức năng, nhiều bài giảng vào nên hệ thống trở nên cồng kềnh và rối rắm đối với người tham gia học tập.
  • Không có quy trình xây dựng bài giảng chuẩn, việc kiểm tra chất lượng nội dung, video chưa tốt dẫn đến bài giảng không đủ hấp dẫn. Hơn 80% bài giảng Video tại Việt Nam chưa đạt yêu cầu.
  • Kênh tiếp cận người dùng, cách phân phối nội dung chưa sáng tạo, chưa giữ được khách hàng ở lại với hệ thống.
  • Chưa (hoặc không) lựa chọn và tôn trọng tư vấn của các chuyên gia Giáo dục trực tuyến, eLearning. Các đơn vị sẽ tiết kiệm được 20% trở lên chi phí đầu tư, tiết kiệm thời gian xây dựng phát triển tối thiểu 30% trở lên và hạn chế tối đa những rủi ro khi triển khai thực tế!

Trả lời được các câu hỏi trên, chắc chắn các doanh nghiệp, đơn vị tham gia vào thị trường eLearning sẽ vững vàng hướng tới con đường thành công.

Nếu các đơn vị, doanh nghiệp cần chia sẻ thêm, tư vấn thêm vui lòng liên hệ NGUYENTRIHIEN (Mobile: 0912.268.046)

Vì một nền giáo dục tiên tiến, vì sự phát triển của eLearning Việt Nam.

Nguyễn Trí Hiển
www.nguyentrihien.com
2015-2016
eLearning | Lms | Giáo dục trực tuyến | Giáo dục số | Chuẩn giáo dục


Tham khảo thêm:
  • Chia sẻ của anh Nguyễn Thanh Sơn về "10 Xu hướng truyền thông tiếp thị năm 2016" tại: http://www.brandsvietnam.com/8473-10-Xu-huong-truyen-thong-tiep-thi-nam-2016
  • Chương trình cánh buồm khởi nghiệp VTV: http://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv1/su-kien-109709.htm
Tổng kết eLearning 2014, bức tranh 2015: http://www.nguyentrihien.com/2015/01/tong-ket-elearning-2014-va-buc-tranh.html
Designed by OddThemes | Distributed by Gooyaabi Templates